Cách gửi bài lên mục truyện, thơ, kiến thức...


Thời gian qua (và cả tương lai) admin bận khá nhiều việc nên ít có thời gian duyệt bài để đăng. Vừa rồi thấy số lượng bài viết khá nhiều, nhưng duyệt được ít quá. Vì vậy khi gửi bài các bạn nên chú ý:

- Gửi 1-2 bài mình cho là hay nhất thôi

- Đừng viết chữ hoa nguyên bài. Chú ý chính tả, tên tác giả...

Nếu có nhiều bài muốn gửi, hoặc gửi để mọi người nhận xét... bạn có thể gửi vào diễn đàn, nếu hay sẽ được chọn đăng. Vì bài gửi ở các mục trên, nếu không được chọn đăng sẽ bị xoá

Mong các bạn lưu ý. Thân.

Thông tin
Người gửi Hải Nam gửi lúc 15/01/06 17:15   (cập nhật )
Nguồn  
Đánh giá
Đã xem 9147, có tất cả 68 bình luận
Bình luận về bài viết
badman viết lúc 20/01/06 08:46

Hồi ký một chuyến đi

Khi tôi viết những dòng này, ký ức trong tôi lại tràn gập những kỷ niệm về một chuyến đi - một chuyến thám hiểm hang động tại Quảng Bình với sư hợp tác nghiên cứu giữa khoa Địa lý - Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (do GS.TSKH. Nguyễn Quang Mỹ làm trưởng đoàn) và Hội hang động Hoàng Gia Anh (do Howard làm trưởng đoàn). Đâu đó trong tôi lại gợi lên những khúc ca hào hùng về một Quảng Bình anh hùng trong bom đạn, với đường Trường Sơn, đường 20 hay bến phà Xuân Sơn... Nói đến những địa danh này, chắc các thế hệ người dân Việt Nam vẫn rất đối tự hào.

Quảng Bình đi lên trong bom đạn, 30 năm đã lùi xa (chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm). Quảng Bình hôm nay đang hoà chung cùng sự phát triển đi lên cùng đất nước. Chắc các bạn cũng sẽ rất vui khi đến Quảng Bình được nghe câu hát của đám trẻ chăn trâu:

Quảng Bình, khoai khoai toàn khoai,

Nay đổi thay rồi, bia bia toàn bia.

Sự đổi thay đó như báo hiệu cho chúng tôi về một chuyến đi thành công và đầy lý thu.

Quả thực như vậy, đợt thám hiểm lần này (được diễn ra từ ngày 10/3 đến 10/4/2005) đoàn chúng tôi chủ yếu làm ở 2 huyện Minh Hoá và Bố Trạch của tỉnh Quảng Bình.

Cần phải nói thêm rằng: đây không phải là lần đầu tiên đoàn thám hiểm hang động của Hoàng Gia Anh sang Việt Nam nghiên cứu, cũng không phải đây là lần đầu tiên đoàn hợp tác cùng với các cán bộ khoa Địa lý và Địa chất của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, mà lịch sử hợp tác nghiên cứu giữa hai phái đoàn đã diễn ra trong suốt từ những năm 90 của thế kỷ trước cho tới nay (cứ cách một năm đoàn sang một lần). Chính những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng cho quyết định của UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào tháng 7 năm 2003. Và để ghi nhận những đóng góp này của đoàn nghiên cứu, mới đây vào tháng 3 năm 2005, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tặng bằng khen cho 5 thành viên có công xuất sắc trong việc xây dựng Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (2 người phái đoàn Anh, 3 người phái đoàn Việt Nam).

Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia nghiên cứu hang động cùng với Hội hang động Hoàng Gia Anh với quy mô và trang thiết bị hiện đại như vậy. Mặc dù trước đây, khi tôi còn là sinh viên Khoa Địa lý, tôi đã được nghe các thầy giảng và kể về những khó khăn, vất vả và cả những nguy hiểm trong mối chuyến đi thám hiểm hang động của các thầy cùng với phái đoàn Anh. Nhưng khi tôi được trực tiếp tham gia, tôi mới thấy được hết những sự khó khăn và nguy hiểm đó. Đúng chỉ có sự yêu thích thiên nhiên, sự say mê nghiên cứu và khám phá, những nhà nghiên cứu hang động mới có thể vượt qua được tất cả. Như để bù đắp những khó khăn, vất vả và nguy hiểm đó, những kết quả đạt được của các nghiên cứu này đã mang lại nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn hết sức to lớn. Về mặt khoa học, hệ thống hang động là cơ sở cho việc lý giải sự phát triển của tự nhiên, địa chất, địa mạo khu vực. Về mặt thực tiễn, cảnh quan hang động, đặc biệt là hang động vùng núi đá vôi thường rất thu hút du khách tham quan và khám phá. Đây chính là nhân tố quan trọng nhất để phát triển ngành Du lịch, một ngành được coi là ngành công nghiệp “không khói” và đặc biệt có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, hang động còn là nơi chứa đựng nguồn nước ngọt hết sức phong phú, nó có ý nghĩa to lớn đối với đời sống của người dân trong vùng...

Ở Quảng Bình, thì thật không thiếu những hang động đẹp và giàu ý nghĩa. Động Phong Nha, một phần của Di sản Thiên nhiên Thế giới cũng chỉ là một trong những hang động đẹp đó. Đợt thám hiểm vừa qua, tôi thật may mắn là người Việt Nam đầu tiên đi suốt chiều dài hơn 10km trên tổng hơn 30km của Hệ thống hang Vòm. Theo Howard, trưởng phái đoàn Anh, thì đây là hang động quy mô và đẹp nhất trong những hang mà ông đã từng nghiên cứu ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á từ những năm 90 trở lại đây.

Còn đối với tôi, tôi thật sự hạnh phúc và tự hào về chúng. Tôi hạnh phúc vì được tận mắt thấy sự hoành tráng, sự tráng lệ của hang với những măng đá, nhũ đá, trụ đá,… Những điều mà trước đây tôi chỉ được thấy trên phim, trên sách báo và tranh ảnh… Khi vào hang Vòm, chúng ta có thể tưởng tượng ra được rất nhiều quang cảnh và hình thù khác nhau: cảnh trên thiên đình, cảnh dưới hạ giới, cảnh huyền bí như vào cói phật, cói thần tiên với những hình thù của Phật Tổ trên đài sen, phật Quan Âm, rồi các vị La Hán… Có những chỗ rộng tới 100m – 200m và rất bằng phẳng, cao 20m – 30m, thậm chí là 50m và hơn thế nữa. Điều đó làm ta liên tưởng tới những sân vận động với mái che kép kín mà ta có thể tổ chức cả thế vận hội Olympic? Đâu đó ta cũng có thể tượng tượng ra các sân khấu ca nhạc hoành tráng với đủ mầu sắc lung linh khi ta chiếu đèn vào,… Cả những cảnh đồng quê yên tĩnh, thân thuộc với ao cá, giếng nước, cánh đồng mênh mông, hay cảnh miền núi với các ruộng bậc thang,… Tôi dám chắc rằng, bạn còn có thể hình dung ra được rất nhiều, rất nhiều hình tượng nữa khi một lần bạn vào hang Vòm!

Sá»± hoành tráng, to lá»›n và tươi đẹp cá»§a các hang động ở đây cÅ©ng là niềm tá»± hào cá»§a tôi. Nếu không được tận mắt thấy, tôi không thể tin rằng trên vùng đất Quảng Bình nhỏ bé  này (trên bản đồ Việt Nam, Quảng Bình là tỉnh có chiều ngang hẹp nhất, chỉ rá»™ng khoảng 40km từ bờ biển tá»›i biên giá»›i Việt - Lào theo đường chim bay) lại có những hang động đẹp như vậy. Điều này làm tôi thêm yêu đất Quảng Bình, yêu quê hương Việt Nam mình hÆ¡n.

Vậy tại sao, một hang động dài, rộng và đẹp như vậy lại chưa được đưa vào phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình? Thực tế thì ở đây đã có quy hoạch cho phát triển du lịch, nhưng theo tôi được biết thì sở du lịch Quảng Bình, cũng như ban quản lý Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng chỉ mới đưa vào trong quy hoạch hai điểm là hang Mẹ Bồng Con và hang Vòm. Thực ra đây chỉ là hai trong những cửa hang lộ ra của của hệ thống hang có tên: “Hệ thống Hang Vòm”. Tôi cũng được biết thêm, qua báo cáo kết quả của đoàn thám hiểm chúng tôi vừa qua, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, sở Du lịch và Ban quản lý Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng biết thêm một cửa hang nữa của hệ thống hang Vòm, chỉ cách hang Mẹ Bồng Con khoảng 100m về phía nam. Sau đó, Ban quản lý Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã vừa tổ chức một đợt khảo sát hang này (Có cả đồng chí Chủ tịch tỉnh Quảng Bình đi cùng và vào sâu khoảng 1,5km thì quay ra do không đủ phương tiện kỹ thuật (lời của ông Hiệp, giám đốc Vườn Quốc Gia PN-KB), đoàn cũng tổ chức quay phim, chụp ảnh và đưa lên giới thiệu trên đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 gần đây. Cửa hang đó được đặt tên là “Hang Thiên Đường”. Điều này đã được ông Hoà - Chủ tịch xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và ông Hiệp - giám đốc Vườn Quốc Gia PN-KB khẳng định trong một lần tôi gọi điện về.

Quay trở lại câu hỏi về việc phát triển du lịch hang Vòm, theo tôi, tại thời điểm hiện tại, sở Du lịch tỉnh Quảng Bình và Ban quản lý Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng chưa đưa hang vào phục vụ phát triển du lịch là đúng bởi các lý do:

+ Về kinh phí cho việc khảo sát chi tiết, xây và lắp đặt hệ thống đường, điện cũng như công tác bảo vệ, bảo tồn sau khi đưa vào phục vụ du lịch là rất lớn, đòi hỏi phải có sự quan tâm của Tỉnh và các Bộ, Ngành liên quan.

+ Phải tham khảo ý kiến của các nhà khoa học Địa lý, Địa chất, Địa mạo, Môi trường và Sinh học… để xây dựng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn trước và sau khi đưa hang vào phát triển du lịch, cũng như đánh giá được một cách chính xác những tác động môi trường tích cực và tiêu cực của các hoạt động này đem lại.

+ Ý thức của một bộ phận người dân chưa cao. Đây cũng là điều chăn chở của các nhà khoa học đã từng tham gia khảo sát ở địa bàn Vườn Quốc Gia PN-KB nói chung, cũng như các nhà nghiên cứu hang động trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội nói riêng.

Tôi cÅ©ng đã trao đổi vá»›i Howard, ông cÅ©ng có cùng chăn chở trên và theo ông đây là má»™t Ä‘iều đáng lo ngại. Ông nói rằng: “Mặc dù Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng và khu vá»±c Di Sản đã được Ban quản lý Vườn, bên Kiểm lâm và các ban ngành khác phối hợp quản lý. Song, má»™t thá»±c tế vẫn diá»…n ra là có hàng trăm lượt người mà ông gặp má»—i ngày Ä‘ang ra vào rừng chặt gá»—, bẫy thú trong đợt ông Ä‘i thám hiểm vừa qua. Ông cÅ©ng tận mắt thấy những cây gá»— bị chặt, thấy những người gùi gá»— trên vai, gùi những con thú ra khỏi rừng... Như vậy, liệu khi các tồn tại trên – có thể vì mục đích kinh tế, vì thiếu hiểu biết hay chỉ đơn giản vì thói quen cá»§a người dân và đồng bào dân tá»™c, cÅ©ng như sá»± Ä‘i lại cá»§a khách du lịch,…, chưa có được những biện pháp  giả quyết má»™t cách thấu đáo; việc kiểm sát, bảo vệ, bảo tồn các thạch nhÅ© trong hang (mà phải mất hàng nghìn, hàng vạn năm vá»›i có được kia) có thật sá»± an toàn không? Thiết nghÄ©, Uá»· ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, cÅ©ng như các Ban ngành trong tỉnh mà đặc biệt là Ban quản lý Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng và các Ban ngành sở tại cần quan tâm sát sao hÆ¡n nữa.

Nhưng tôi tin tưởng rằng, một ngày không xa, du lịch hang Vòm sẽ được mở ra và hang Vòm chính là một điểm đến không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước khi đến Quảng Bình, đến Phong Nha.

Hà Nội, tháng 8 năm 2005.


boy_deptrai viết lúc 20/01/06 20:07

( biet den bao gio...)

khi toi viet nen day nhung dong chu nay, toi cam thay rat buon va khong biet phai tam su cung ai, khong biet ai la nguoi co the chia se voi toi nhung cam xuc nay tu sau tham trong trai tim toi toi dang rat dau

toi vua chia tay voi mot nguoi nguoi ay va toi da tung gan bo voi nhau mot thoi gian kha dai va duong nhu co ve toi va nguoi ay rat hieu nhau nhung roi den mot ngay toi cam thay toi va nguoi ay khong hop nhau nen toi de nghi nguoi ay chia tay khi chia tay toi cam thay duong nhu toi da mat di mot cai gi do trai tim toi da bi ton thuong toi khong biet lieu do co phai la (ty) hay khong toi rat buon

va muon tim mot nguoi de tam su cung chia se voi toi

nhung toi tim hoai ma khong thay

thui that nguoi ay khong phai la nguoi dau tien

vay cho den bao gio toi moi co the tim duoc nguoi ây nua con lai cua toi day)

??????????????????????????

cac ban oi co ai hieu toi khong?

neu co ai muon ket ban voi toi hay gui thu toi dic chi pham va@n tru*o*ng thon me ha xa ye^n phu' huye^n ye^n my~ tinh? hưng ye^n


[/b][/img]

tieuthumatnhungDOH_810p viết lúc 20/01/06 21:56

than chao boy_deptrai ! toi rat hieu long ban vi toi cugn da tung trai qua mot thoi gian giong ban . khi ay moi thu xung quanh toi duogn nhu sup do khi chia tay voi nguoi ay ,va den gio cung vay , tuy chia tay da gan hai nam nhung trong trai tim toi hinh bong nguoi ay khong bao gio phai nhat . nhung cuoc doi cua chung ta con dai , tuong lai con mo rong , chung ta hay co gang len , hay hanh phuc tren noi buon ban nhe !

tieuthumatnhungDOH_810p viết lúc 20/01/06 22:05

Da ban lam em tham trach anh .Sao tinh anh lai menh mogn den vay . Anh ho hugn de mat em roi le .Cho mat em buon con tim nhuc nhoi dau .Anh da trao trao ca nu hon .Cho mot nguoi con gai khac .Em dau kho trach anh boi bac .Nhung trong anh em dau co cho cho rieng minh . Em van song ,song that nghia tinh . Nhung sao doi doi voi em tan nhan . Em xa vang co don nhu hon dao .Chang la gi trong sau tham bien tinh anh.Dau biet the nhung em van yeu anh . Vi trong em anh la tinh yeu bat diet . Vi trong em luon yeu anh tha thiet . Em nhan rieng minh vi dang tinh yeu . Co gai kia hanh phuc biet bao nhieu .Vi co anh trao nu hon nong tham . Vi co anh trao con tim chay bong . Chi co em co don suot cuoc doi.! Cac ban ah! hay cho toi loi nhan xet nha ! Cam on nhieu !

nghiakyo88 viết lúc 21/01/06 09:13

chao

Đọc tất cả 68 bình luận | Gửi bình luận của bạn